Gia đình Intecom

Xu hướng phát triển của ngành CN&NDS năm 2014

06/01/2014 0

Năm 2013 đã được dự báo là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực CN&NDS, năm vừa qua thực sự là một thử thách. Bước sang năm 2014, xu hướng phát triển ngành CN&NDS đã thay đổi và có nhiều tín hiệu khả quan.

Năm 2013 đã được dự báo là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực CN&NDS, năm vừa qua thực sự là một thử thách. Bước sang năm 2014, xu hướng phát triển ngành CN&NDS đã thay đổi và có nhiều tín hiệu khả quan. 

 

Thị trường CNTT-TT

Dù có nhiều biến động trong năm qua, nhưng dự kiến, thị trường CNTT-TT vẫn sẽ tăng mạnh khoảng 15,5% trong năm 2014 (năm 2013 mức tăng đạt 8,4%) và giá trị ước tính tổng thị trường sẽ đạt mức 13,05 tỉ USD. Nếu dự báo này thành hiện thực, Việt Nam sẽ là một trong các quốc gia có chi tiêu CNTT-TT hàng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Tại Việt Nam, ngành CNTT đang đứng trước cơ hội lớn, đó là trở thành phương thức phát triển mới của đất nước, bởi bất cứ đề án nào cũng phải dành ngân sách cho CNTT như giáo dục thông minh, giao thông thông minh, thành phố thông minh... Còn tại thị trường nước ngoài, theo ước tính của hãng nghiên cứu Gartner, thị trường ủy thác dịch vụ CNTT toàn cầu (worldwide IT outsourcing) có giá trị khoảng 288 tỉ USD trong năm 2013. Đây thực sự là một thị trường không giới hạn. Vấn đề và khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay là nguồn nhân lực còn rất thiếu, cụ thể là đội ngũ chuyên gia công nghệ và chuyên gia công nghệ thông tin trong các lĩnh vực chuyên biệt như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, tự động hóa...

Bên cạnh đó, thị trường CNTT-TT Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi trong năm 2014 với sự nổi lên của nền tảng thứ 3 (Điện toán đám mây, dữ liệu lớn - Big Data, xu hướng di động và mạng xã hội) đòi hỏi các công ty cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ và doanh nghiệp phải thay đổi chính mình để thích ứng.



Thị trường game online

Hiện tại, Việt Nam đang là thị trường game lớn nhất Đông Nam Á và nằm trong top 10 quốc gia có ngành game online phát triển nhanh nhất thế giới. Trong năm 2014 sẽ còn rất nhiều game mới được ra mắt, kể cả trên PC hay Mobile. Tuy nhiên, với số lượng người chơi không đổi trong khi lượng game phát hành ngày càng cao khiến cho thị trường game trên PC không còn là miếng bánh ngon dành riêng cho các ông lớn sản xuất game.

Với thế mạnh gMO, có thể chơi bất cứ nơi đâu chỉ với GPRS hoặc 3G, wifi đã thu hút nhiều lứa tuổi từ thanh thiếu niên đến trung niên và giới văn phòng. Năm 2014, game trực tuyến trên di động sẽ bùng nổ và kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 39,1% (ước tính số người chơi game trực tuyến trên di động năm 2013 đạt 2,68 triệu người). Kế tiếp là thị trường máy tính để bàn tiếp tục tăng trưởng, các nhà mạng cũng sẽ tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ OTT.

Năm 2013, thị trường game Việt đã tìm được đại diện cho sự thành công của game 2D và sự bùng nổ của webgame với nhiều tựa game liên tục ra mắt. Đây là minh chứng cho sự phát triển ổn định và có phần khởi sắc của thể loại game này và dự báo, game 2D và webgame vẫn tiếp tục phát triển mạnh vào năm 2014. 

Bên cạnh đó, game mobile sẽ là lựa chọn tối ưu dành cho các công ty phát hành game không chỉ tại Việt Nam mà đó là xu hướng chung trên thế giới. Trong năm 2014, cuộc chiến game mobile sẽ trở nên sôi động và khốc liệt không kém thị trường game PC trước đây. Trong năm 2013, IDC ước đoán số người chơi trực tuyến trên thiết bị di động đạt 2,68 triệu người, và kỳ vọng đạt tăng trưởng 39,1% trong năm 2014.


Thương mại điện tử 

Năm 2013 được đánh giá là một năm của thử nghiệm và lạc quan cho ngành Thương mại điện tử (TMĐT). Nhưng tình hình này có lẽ sẽ không tiếp diễn. Năm 2014 sẽ là một năm để lạc quan một cách có tính toán và thực tế.

CungMua sáp nhập NhomMua, đó là đòi hỏi tất yếu của thị trường. Cả CungMua và NhomMua đều trải qua một khoảng thời gian "chinh chiến" gian nan để đánh bại Hotdeal.vn và bước đi sống còn này của họ là để hợp nhất cả hai dưới một ngọn cờ. Liệu chúng ta có chứng kiến nhiều vụ sáp nhập như thế này trong các ngành hàng khác? 
Các trang thuộc ngành dọc đang có chiều hướng gia tăng. Lazada sẽ là người duy nhất mang gánh nặng khổng lồ này bước vào năm 2014, và đơn độc nhận lấy trách nhiệm giáo dục thị trường. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là vẫn còn một cơ hội rất lớn cho các trang web TMĐT chuyên nghiệp. 

Trong năm 2014, chúng ta sẽ thấy một trận chiến lớn trong ngành, từ du lịch đến thời trang, sản phẩm cho trẻ em đến giày dép và từ điện tử đến đồ nội thất. Chỉ có “chậm mà chắc” mới có thể sống sót - TMĐT nói chung không mang lại sự bền vững cho công ty mặc dù doanh thu mang lại rất cao. Bài học ở đây là: Hãy chọn trận mà đánh và chọn vũ khí phù hợp mà chiến đấu. 

Thiên Hoa 





Gửi bình luận