Gia đình Intecom

Thị trường game di động thế giới năm 2015 đạt 25 tỷ USD

16/11/2015 0

Châu Á - Thái Bình Dương kiểm soát hơn nửa doanh thu của ngành dịch vụ game di động trên thế giới. Nhật Bản đang sở hữu số lượng người chi tiền ở mức cao nhiều nhất.

Châu Á - Thái Bình Dương kiểm soát hơn nửa doanh thu của ngành dịch vụ game di động trên thế giới. Nhật Bản đang sở hữu số lượng người chi tiền ở mức cao nhiều nhất.

• Dự báo về thị trường game thế giới năm 2016
• Thị trường thanh toán di động 22 tỷ USD của khu vực Đông Nam Á
• Sự sống còn của 4G nằm ở dịch vụ nội dung số


Nghiên cứu thị trường của Eedar vừa công bố.

Phân tích giá trị 25 tỷ USD của thị trường game di động

Theo báo cáo của EEDAR, thị trường toàn cầu cho ngành dịch vụ game mobile trị giá khoảng 25 tỷ USD vào cuối năm nay, chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc với các ngưỡng doanh thu 5.41 tỷ, 5,16 tỷ và 5,01 tỷ USD. Thị trường Hàn Quốc thua xa với chỉ 1,37 tỷ USD, nhưng toàn bộ thị trường châu Á - Thái Bình Dương lại chiếm phần lớn doanh thu toàn cầu với hơn 56% doanh thu kiếm được bởi việc sở hữu 50% lượng game thủ di động trên thế giới.<Chi tiết>

Doanh thu game online PC Đông Nam Á đạt 1,3 tỷ USD

Dựa trên bản khảo sát gần 8.400 game thủ ở nhóm Big 6, Niko Partners đưa ra dự đoán rằng doanh thu từ game online PC ở khu vực Đông Nam Á sẽ chạm mức 1,3 tỷ USD (hơn 29.000 tỷ VND) trong năm 2019 và doanh thu từ game mobile cũng sẽ vươn lên mức 1,1 tỷ USD (khoảng 24.600 tỷ VNĐ). Khảo sát cũng cho thấy rằng xu hướng game mobile đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, dự kiến có gần 400 triệu người chơi vào năm 2019, trong khi chỉ có 219 người chơi game PC thường xuyên.<Chi tiết>

Thị trường game Việt cần những gì để phát triển?

Năm 2013, doanh thu ước tính của thị trường game Việt vào khoảng 237 triệu USD, đứng thứ 6 tại châu Á. Số lượng người chơi khoảng hơn 20 triệu người. Sang năm 2014, các con số đều có dấu hiệu tăng lên, đặc biệt ở mảng game mobile sẽ có xu hướng tăng gấp 3 lần vào năm 2017. Tuy nhiên, thực tế 40% doanh thu thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài, có các sản phẩm phát hành xuyên biên giới. Trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất game trong nước vẫn hoạt động theo kiểu “không lỗ đã là thành công”.<Chi tiết>

Nhiều trở ngại cho thương mại điện tử xuyên biên giới

TMĐT ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang vướng phải một số khó khăn về thanh toán điện tử, chi phí dịch vụ hậu cần (logistics), thói quen mua sắm… Đơn cử như, nếu muốn hướng đến giao dịch TMĐT xuyên biên giới, thói quen dùng tiền mặt để thanh toán khi mua hàng qua mạng ở Việt Nam sẽ trở thành một trở ngại lớn.

Một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng như Việt Nam cho rằng để hình thành các sàn TMĐT xuyên biên giới cần phải giải quyết khá nhiều vấn đề như: chính sách giải quyết tranh chấp trong giao dịch TMĐT; khâu thanh toán; chi phí giao nhận hàng hoá…<Chi tiết>


Một kho hàng của Amazon.

“Vũ khí” bí mật cho doanh nghiệp thương mại điện tử “bứt tốc”

Nghiên cứu của Nielsen trong năm 2014, 15% người tiêu dùng không mua sắm trực tuyến vì chi phí giao hàng. 22% người tiêu dùng cũng không tin tưởng thương mại điện tử do họ không muốn cung cấp thông tin thẻ thanh toán của mình trên mạng. Do đó nếu như các đơn vị bán sử dụng hình thức thu tiền khi giao hàng thì sẽ giải quyết được một phần sự không tin tưởng này của khách hàng. 

Trong thương mại điện tử, các vấn đề về thanh toán, chuyển hàng, sẽ đi kèm với các vấn đề lưu kho, nhận hàng trả lại. Đây được gọi là bước hoàn tất đơn hàng. Hai xu thế hiện nay là các doanh nghiệp tư xây dựng hệ thống hoàn tất đơn hàng của mình hoặc đi thuê lại dịch vụ của một đối tác khác.<Chi tiết>

PHẠM HÀO (tổng hợp)
Gửi bình luận