Năm 2015 được đánh giá là năm thành công của cả webgame lẫn gMO, nhưng lại được coi là năm ảm đạm của dòng game client.
Năm 2015 được đánh giá là năm thành công của cả webgame lẫn gMO, nhưng lại được coi là năm ảm đạm của dòng game client.
Thống kê và dự đoán thị trường do Thanh Niên Game công bố.
Game di động thống trị thị trường game Việt Nam trong năm 2015
Theo thống kê trung bình mỗi ngày có ít nhất từ 1 - 2 tựa game mobile được ra mắt, bình quân trong một tuần con số sẽ dao động trung bình từ 4 - 5 game trong một tuần. Theo thông tin của Thanh Niên Game, từ đầu năm đến nay có hơn 70 đầu game di động được ra mắt game thủ Việt thông qua 2 chợ ứng dụng chính là Google Play và App Store.
Doanh thu thị trường game di động Việt trong năm 2015 dự đoán vào khoảng 107 triệu USD (tương đương khoảng 2.400 tỷ đồng) với số lượng người dùng điện thoại thông minh tăng trưởng từ 12,6 triệu trong năm 2014 lên 13,3 triệu trong năm 2015. Số tiền một người có thể chi tiêu trung bình (ARPU) tăng gần 40.000 đồng so với năm 2014.
Dự đoán trong năm 2016, doanh thu của thị trường game mobile Việt sẽ đạt mức 132 triệu USD (gần 3.000 tỷ đồng). Song song đó, lượng người dùng smartphone cũng sẽ cán mốc xấp xỉ 14 triệu người, kèm theo đó là số tiền một người có thể chi tiêu trung bình sẽ đạt 200.000 đồng trong năm 2016.<
Chi tiết>
Những con số màu mỡ của thị trường game mobile Việt Nam.
Khởi nghiệp game mobile nên bắt đầu với thị trường nội địa
Việt Nam có khoảng 92,5 triệu dân với hơn 134 triệu lượt đăng ký thuê bao di động, số người sử dụng điện thoại khoảng 64 triệu người. Bên cạnh đó, nhóm người dùng smartphone ở Việt nam chiếm đến 23 triêu người và dân số trẻ chiếm 80%. Đây là những yếu tố tạo ra một môi trường thuận lợi để phát triển game mobile ở thị trường Việt Nam.
Sundar Pichai - CEO Google cho rằng trước khi bước ra thị trường toàn cầu, giới khởi nghiệp trẻ tại Việt Nam nên tập trung vào thị trường trong nước, giải quyết các vấn đề xung quanh, tích lũy kinh ngiệm và tri thức để có thể thành công ở một thị trường rộng lớn hơn.<
Chi tiết>
Một năm buồn của các trang thương mại điện tử ít tiền
Trong 3 sự rút lui vào cuối năm của các dự án thương mại điện tử ở Việt Nam nói trên, có đến 2 sự vụ chính thức công khai lý do đóng cửa là do tài chính không kham nổi. Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển tốc độ khoảng 25% hàng năm, theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và CNTT - Bộ Công thương. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2015 ước đạt 4,08 tỷ USD theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và CNTT. Theo dự báo của Cục này, doanh thu năm 2016 của ngành sẽ có mức tăng trưởng có thể bằng với mức tăng của Singapore.<
Chi tiết>
PHẠM HÀO (tổng hợp)