Gia đình Intecom

760 triệu game thủ mobile châu Á - Thái Bình Dương tạo ra 13,6 tỷ USD

30/11/2015 0

Theo thống kê, có tới 760 triệu game thủ mobile trong khu vực tạo ra nguồn lợi luận 13,6 tỷ USD, chiếm hơn 55% thị phần toàn thế giới. Tại thị trường Nhật Bản, người trả phí game mobile chủ yếu là trung niên. Thị trường Trung Quốc thì đón nhận sự trở lại của Google Play.

Theo thống kê, có tới 760 triệu game thủ mobile trong khu vực tạo ra nguồn lợi luận 13,6 tỷ USD, chiếm hơn 55% thị phần toàn thế giới. Tại thị trường Nhật Bản, người trả phí game mobile chủ yếu là trung niên. Thị trường Trung Quốc thì đón nhận sự trở lại của Google Play.

• Người tiêu dùng lớn tuổi đang có xu hướng dịch chuyển
• Thị trường game di động thế giới năm 2015 đạt 25 tỷ USD
• Dự báo về thị trường game thế giới năm 2016


Dự báo từ Quý I của Premium khá sát với số liệu của Eedar.

Nhìn lại thị trường game mobile năm 2015

Tại châu Á - Thái Bình Dương, số lượng game thủ chi tiền vào các tựa game online vô cùng lớn, một phần phụ thuộc khá nhiều vào các nhà sản xuất phần cứng của Trung Quốc cung cấp các sản phẩm cấu hình cao giá rẻ. Nguyên nhân thứ 2 là sự phổ biến của 3G và 4G khiến cho việc kết nối các game với cộng đồng dễ dàng hơn. Theo con số thống kê, có tới 760 triệu game thủ mobile trong khu vực tạo ra nguồn lợi luận 13,6 tỷ USD, chiếm hơn 55% thị phần toàn thế giới. Trong khi tại Bắc Âu, thị trường lớn thứ 2 khá khiêm tốn với con số 5,7 tỷ USD.<Chi tiết>

Google quay lại "tấn công" thị trường mobile Trung Quốc

Cuối cùng thì Google cũng không chịu được cảm giác thất bại khi từ bỏ miếng bánh béo bở nhất và buộc phải có những điều chỉnh thích hợp tuân thủ theo luật pháp Trung Quốc. 6 năm rời xa khỏi chiến tuyến có thể khiến mọi thứ trở nên phức tạp. Trở ngại đầu tiên mà Google phải đối mặt chính là những quy định nghiêm ngặt về kiểm duyệt, theo ngay sau đó là sự cạnh tranh khốc liệt của những công ty nội địa như Baidu.

Để có thể quay lại và thâm nhập thành công vào thị phần quá đông này, trước tiên Google chọn chiến lược là tung ra Google Play và hy vọng nó có thể tìm được chỗ đứng. Tuy vậy, đây có vẻ không phải là chuyện đơn giản vì cư dân Trung Quốc vốn đã quen với việc tải phần mềm/game miễn phí và còn khá xa lạ với các dịch vụ trả phí.<Chi tiết>


Google không thể từ bỏ miếng bánh béo bở Trung Quốc.

Người trả phí game mobile Nhật Bản chủ yếu là trung niên

Tỷ lệ thị phần của hệ thống Android và iOS ở Nhật Bản hiện tại là 62,9% và 35,1%, với 2% còn lại thuộc về những hệ thống khác. Mặc dù thị phần của iOS không bì nổi Android, nhưng có tới 60% thanh niên trẻ tuổi Nhật Bản ưa chuộng hệ thống của Apple.

Người chơi game chủ yếu là thanh niên nhưng trả phí lại toàn trung niên. Hơn nữa, đại bộ phận người chơi trung niên còn là những game thủ nền web, do vậy mà những nhà cung cấp nội dung Nhật Bản thường lựa chọn các đề tài và IP phổ biến hàng đầu, ví như Final Fantasy, Dragon Quest.<Chi tiết>

Kinh doanh thương mại điện tử: đằng sau một lời nhắn...

Tại sao nhiều trang web TMĐT B2C khác vẫn tồn tại và ngày càng phát triển, vẫn đều đặn gọi vốn thành công từ các quỹ đầu tư quốc tế? Câu trả lời xoay quanh năm yếu tố thành công (success drivers), dưới góc độ quản lý tài chính, mà các nhà đầu tư mới chập chững gia nhập thị trường cần nhận thức được để tránh đi vào vết xe đổ như trường hợp của Beyeu.com.<Chi tiết>

Thương mại điện tử nông thôn: Tiềm năng có, bao giờ phát triển?

Theo thống kê của giải pháp bán hàng online toàn diện Bizweb với hơn 10.000 khách hàng trả phí trong tháng 11/2015, tỷ trọng website đăng ký tại Hà Nội và TP HCM chiếm 76,5%, các tỉnh còn lại chỉ chiếm 23,5%. Tính đến các tỉnh tiệm cận Hà Nội, TP HCM như Hải Phòng (1,2%), Bình Dương (1%), Đà Nẵng (0,8%)… cũng vẫn đang có sự chênh lệch rất lớn về mức độ sẵn sàng cho TMĐT.

Có nhiều nguyên nhân giải thích cho hiện trạng này, tập trung vào 3 điểm chính. Đầu tiên đó là nhận thức, hiểu biết và thói quen của người Việt, họ chưa quen đối với việc mua sắm hay sử dụng dịch vụ trực tuyến.

Thứ hai về hạ tầng về dịch vụ trong thanh toán, vận chuyển chưa thực sự thuận tiện, bảo đảm tối đa khiến người tiêu dùng có tâm lý e ngại khi mua hàng online, ví dụ như việc sử dụng thẻ thanh toán chẳng hạn, người nông thôn còn quá xa lạ và thanh toán online gần như không có trong suy nghĩ của họ.

Thứ ba là các dịch vụ TMĐT chưa chú trọng phát triển tại các vùng nông thôn, có thể là do quy mô chưa đủ tầm để tiến đến một thị trường còn khá sơ khai. Điều đó đòi hỏi một quyết tâm cực kỳ lớn cũng như là nguồn lực, khả năng đầu tư, “chịu chơi” và cần phải có thêm thời gian.<Chi tiết>

PHẠM HÀO (tổng hợp)
Gửi bình luận