Gia đình Intecom

Tiết kiệm điện bằng công nghệ

18/10/2013 0

Chúng ta đang sống trong một thời đại mọi hoạt động đều phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng điện. Điện được sử dụng trong mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày: đèn chiếu sáng, máy tính, điều hòa, bàn ủi, tủ lạnh, truyền hình... Bạn hãy thử tưởng tượng nếu một ngày không có điện, cuộc sống xung quanh sẽ ra sao?

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi hoạt động đều phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng điện. Điện được sử dụng trong mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày như chiếu sáng, máy tính, điều hòa, bàn ủi, tủ lạnh, truyền hình... Thử tưởng tượng nếu một ngày không có điện, cuộc sống xung quanh sẽ ra sao? 

Cối xay gió, một loại máy phát điện bảo vệ môi trường.
 
 
Từ cối xay gió đến công nghệ tua bin phát điện sử dụng sức gió.

Năng lượng có xu hướng ngày càng sạch và tiết kiệm

Nhìn vào lịch sử năng lượng điện, người dân toàn cầu mà đi đầu là các nước phát triển không chỉ biết ứng dụng mà còn liên tục phát minh ra các nguồn năng lượng điện sạch, vừa tiết kiệm năng lượng lại vừa bảo vệ môi trường. Năm 1800, thiết bị sử dụng năng lượng đầu tiên ở Mỹ ra đời. Sau đó 1 năm, nhà máy phát điện đầu tiên được xây dựng ở Anh. Trong 2 tháng đầu tiên sau khi nhà máy hoạt động, 1.300 bóng đèn được tiêu thụ và khoảng 11.000 bóng được bán ra trong 1 năm.

Thời kỳ đầu, người ta sử dụng chủ yếu năng lượng từ nhiệt điện. Năm 1887, nhà máy thủy điện đầu tiên ra đời, một nguồn năng lượng sạch hơn được đưa vào sử dụng. Sau đó, hàng loạt các nhà máy thủy điện được xây dựng khắp nơi trên thế giới.

Không dừng lại ở đó, con người ngày càng tìm tòi và phát triển các loại năng lượng sạch và tiết kiệm hơn nữa như năng lượng mặt trời, thủy triều... Những năm 1900, cối xay gió được sử dụng trong việc bơm nước và vừa phát điện cho vùng xa dân cư cộng đồng tại các nước châu Âu.

Cùng với việc tạo ra những nguồn năng lượng điện sạch mới không tốn nhiên liệu, con người còn tái sử dụng năng lượng từ việc xử lý phế liệu như tách nhiệt từ việc đốt rác vừa giảm được khối lượng rác vừa tạo ra năng lượng. Đây là một trong những sáng kiến xuất phát từ những nhà nghiên cứu tại New York năm 1898.

 
Hệ thống điện mặt trời đang được lắp ráp và kiểm định tại Việt Nam.

Công nghệ tiết kiệm điện

Với công nghệ tiên tiến cùng với ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, con người đã ngày càng ý thức hơn về việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng điện. Những giải pháp tiết kiệm năng lượng thông thường chỉ được định nghĩa là chắp vá, lấp lỗ hổng công nghệ khi mà các dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị đã trở lên lạc hậu và tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Vì thế các nhà khoa học đã đưa việc tiết kiệm điện năng trở thành một trong những tiêu chí để họ đưa vào những công nghệ cho các loại máy móc và thiết bị giảm điện năng tiêu thụ. 

Các nhà khoa học đã phát minh ra bộ hẹn giờ đặt trong chính các thiết bị sử dụng điện để tiết kiệm điện năng như điều hòa, tivi, bình nóng lạnh... Cùng với sự phát triển đó, có một loạt các giải pháp công nghệ được nghiên cứu để giảm thiểu lượng điện năng đang bị lãng phí khi con người không sử dụng.
 

Mô hình nhà tiết kiệm năng lượng điện.

Đó là công nghệ thông minh với cảm ứng phát hiện sự hiện diện và hoạt động của con người trong một vùng không gian nào đó. Thiết bị sẽ tự động ngắt các thiết bị điện, giúp tiết kiệm điện mà không ảnh hưởng đến hoạt động của chúng ta hằng ngày, được gọi là công nghệ Smart Bus.

Nhật Bản là một trong số nhiều nước trên thế giới đang thực hiện rất tốt việc tiết kiệm điện năng bằng những biện pháp thực tiễn đáng để nhiều nước trên thế giới học hỏi. Bằng việc phối hợp tốt giữa các nguồn điện giờ thấp điểm và cao điểm, Nhật Bản sử dụng "thủy điện tích năng", nghĩa là nước được bơm lên cao vào ban đêm bằng điện dư thừa vào giờ thấp điểm và cho chảy xuống phát ra điện vào giờ cao điểm.

Ở Nhật sử dụng nhiều thiết bị điện thông minh, tiết kiệm năng lượng. Có đến 3/4 người dân Nhật xem chuyện tiết kiệm nhiên liệu là trách nhiệm cá nhân và họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để mua các loại máy móc, vật dụng “sạch”. Vì thế, các nhà sản xuất đua nhau chế tạo các máy móc tiết kiệm điện. Các loại “máy thông minh” có mặt ở khắp nơi, tự động ngắt điện khi không có người sử dụng, từ máy bán vé tự động.

Họ cũng làm lệch giờ để giảm đỉnh phụ tải. Các công sở ở Tokyo cho nhân viên đi làm vào ngày nghỉ để tránh tình trạng điện cao điểm và nhân viên cũng được nghỉ trưa dài hơn. Nhân viên văn phòng trong thành phố nghỉ làm việc từ 13h - 16h hàng ngày nhằm giảm lượng điện tiêu thụ trong những ngày hè.
 

Tiết kiệm điện nhờ mô hình tòa nhà xanh.

Tại Thái Lan, việc tiết kiệm điện năng lại nhờ vào phương thức tuyên truyền. Quốc gia này cho rằng để tất cả mọi đối tượng, cả khu vực công lẫn khu vực tư, các cơ quan ban, ngành hay cá nhân đều ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tín hiệu đưa ra phải bắt nguồn từ cấp rất cao.

Và ở Việt Nam chúng ta có lẽ cũng chưa đủ điều kiện để chạy đua công nghệ như Nhật Bản mà trước mắt, cần học hỏi Thái Lan. Đó là mục đích chính của những chương trình như Xanh Intecom, đang được áp dụng đồng bộ tại VTC Intecom từ tháng 10/2013.

Thiên Hoa
Gửi bình luận