Để tồn tại và phát triển, chúng ta phải thay đổi chính mình. Đôi khi cần phải từ bỏ những ký ức, quá khứ, thói quen già cỗi. Chỉ khi nào chúng ta thoát khỏi gánh nặng của quá khứ, thì chúng ta mới sống hết mình trong hiện tại được. Việc này chắc chắn rất gian nan, khó khăn, thậm chí phải chấp nhận hi sinh và mất mát…
Để tồn tại và phát triển, chúng ta phải thay đổi chính mình. Đôi khi cần phải từ bỏ những ký ức, quá khứ, thói quen già cỗi. Chỉ khi nào chúng ta thoát khỏi gánh nặng của quá khứ, thì chúng ta mới sống hết mình trong hiện tại được. Việc này chắc chắn rất gian nan, khó khăn, thậm chí phải chấp nhận hi sinh và mất mát…
Câu chuyện về cuộc đời chim Ưng
Cuộc đời chim ưng kéo dài khoảng 70 năm. Nhưng để sống được quãng đời đó, nó phải trải qua một quyết định khó khăn. Đến 40 năm tuổi, móng vuốt chim ưng dài ra, mềm đi, làm nó không còn bắt và quắp mồi được nữa. Mỏ dài và sắc của nó nay cùn đi, cong lại… Đôi cánh trở nên nặng nề với bộ lông mọc dài, làm nó vất vả khi bay lượn, bắt mồi.
Lúc này, nó đứng trước hai sự lựa chọn, một là cứ như vậy và chịu chết, hai là nó sẽ phải tự trải qua một giai đoạn thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày. Trong tiến trình đó, nó bay lên một đỉnh núi đá và gõ mỏ vào đá cho đến khi mỏ cũ gãy rời ra.
Chim ưng chờ cho mỏ mới mọc ra, rồi dùng mỏ bẻ gãy các móng vuốt cũ đã mòn. Khi có móng vuốt mới, nó nhổ các lông già trên mình đi. Và sau năm tháng, chim ưng lại bay lượn chào mừng cuộc tái sinh và sống thêm ba mươi năm nữa.
Câu chuyện về doanh nghiệp
Đôi khi thế giới tự nhiên luôn là một bài học, một tri thức quý báu cho con người vận dụng vào đời sống, hoạt động xã hội – kinh tế…
Câu chuyện “Tái cơ cấu” là câu chuyện quen nhưng chưa hề cũ. Phát triển bền vững chính là sự sống còn của doanh nghiệp. Muốn làm được triệt để, doanh nghiệp nhất thiết phải “Tái cơ cấu” cho đến khi giải quyết được toàn bộ những tồn đọng kéo dài trong quá khứ. Đòi hỏi toàn thể Lãnh đạo và CBNV phải đồng lòng, nhìn nhận tích cực, đôi khi phải chấp nhận sự hi sinh và mất mát, mục đích cuối cùng là mang lại cho doanh nghiệp một sự “tái sinh” hoàn toàn mới để tồn tại và phát triển.
Giả sử doanh nghiệp cứ để một bộ máy cồng kềnh, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để duy trì bộ máy cồng kềnh trong khi nền kinh tế chung đang khó khăn,Tái cơ cấu cho đến nay không còn là câu chuyện ngôn từ hoặc những vấn đề đại thể chung chung nữa, mà doanh nghiệp phải đi vào từng chương trình cụ thể và giải quyết dứt điểm, giống như câu chuyện của chim Ưng, chấp nhận đau thương để mình được “tái sinh”, khỏe mạnh…
Người ra đi không phải là hết cơ hội, có người tìm được những cơ hội khác phù hợp hơn, phát huy được khả năng của mình hơn, thậm chí thăng tiến hơn. Còn người ở lại, những người được đặt đúng vị trí của mình, cơ hội để đóng góp khả năng và tâm huyết của mình cho doanh nghiệp là lớn hơn.
Câu chuyện “Tái cơ cấu” trong mỗi doanh nghiệp là khác nhau, nhưng trong bối cảnh hiện tại, các doanh nghiệp đều tự nhìn nhận và cần thiết phải thực hiện “tái sinh” chính mình để tồn tại và phát triển.
Kiều Đặng