Gia đình Intecom

Thị trường gMO nóng toàn diện

24/02/2014 0

Flappy Bird hay School Cheater là những điểm nhấn của thị trường game online trên điện thoại di động (gMO) trong nước đầu năm 2014. Điều này cho thấy, cuộc chiến không còn chỉ xoay quanh cuộc đua bản quyền và phát hành mà lĩnh vực tự sản xuất gMO cũng bắt đầu sục sôi.

Flappy Bird hay School Cheater là những điểm nhấn của thị trường game online trên điện thoại di động (gMO) trong nước đầu năm 2014. Điều này cho thấy, cuộc chiến không còn chỉ xoay quanh cuộc đua bản quyền và phát hành mà lĩnh vực tự sản xuất gMO cũng bắt đầu sục sôi.


Giao diện thân thiện của School Cheater.

Tự sản xuất lên một tầm mới

Việc Flappy Bird gây bất ngờ lớn thời gian qua đã khiến nhiều nhà phân tích nhận thấy cần phải nhìn nhận lại xu hướng tự sản xuất trong nước. Đây vốn là lĩnh vực mà Việt Nam đã khởi động từ rất sớm, ngay từ khi xu hướng giải trí trên di động bắt đầu nở rộ. Nhiều tựa gMO thuần Việt đã sớm gặt hái thành công ở thị trường trong nước. Một trong những cái tên tiêu biểu có thể kể đến Ngũ Đế của VTC Mobile, game được phát hành từ năm 2011.

Ngay sau khi Nguyễn Hà Đông thành công với Flappy Bird trên thị trường quốc tế thì School Cheater của Bưởi Studio thành công tại cuộc thi phát triển game thế giới 2013 (Game Development World Championship 2013). Cả hai nhà sản xuất này vẫn đang kiên định với con đường phát triển độc lập và xây dựng thương hiệu riêng nên đã từ chối nhiều lời mời từ các nhà phát hành trong nước và quốc tế. Đây cũng là động thái thể hiện việc tự sản xuất gMO tại Việt Nam đã vươn lên một tầm mới.

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam lâu nay đã là đối tác gia công game cho các hãng lớn trên thế giới khu vực. Cổng thông tin game Playpark cho tằng, cái mà nền game Việt còn thiếu là sự gắn kết giữa người đề ra ý tưởng, người gia công và nhà phát hành.

Thị trường nội địa, cạnh tranh quốc tế

Không giống như thời kỳ game online với du nhập vào Việt Nam, thị trường gMO phát triển trong bối cảnh những đối thủ mạnh từ nước ngoài vào đã sẵn sàng vào cuộc đối với cả lĩnh vực phát hành và sản xuất. Riêng lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp tự sản xuất trong nước sẽ phải cạnh tranh với một lượng lớn gMO nhập khẩu thông qua các nhà phát hành trong nước.

Nhiều nhà phát hành hiện nay cũng dựa vào kinh nghiệm của chính thị trường của nước sản xuất game để áp dụng đối với thị trường Việt Nam. Một phân tích từ cổng thông tin Endgame cho hay, người dùng ở Bắc Mỹ có xu hướng chuộng những game casual như Candy Crush và Clash of Clans, ở Châu Á là những game xu hướng thẻ bài và puzzle. "Trong khi đó làng game Việt Nam hiện đang khá hỗn tạp với việc dàn trải nhiều thể loại. Có thể nhận thấy hai dòng game thẻ bài và xây dựng đang dần dần chiếm lĩnh thị trường này", Endgame kết luận.


Tem Pháp Thuật được kỳ vọng là gMO thuần Việt thành công.

Chưa có thống kế về số lượng gMO được phát hành trong đầu năm 2014 nhưng chắc chắn con số này là con số kỷ lục. Nhiều cái tên rất mới đang được quảng bá rầm rộ thời gian này như Tem Pháp Thuật, Lọ Lem, Võ Lâm Mobile, Ngộ Không Truyền Kỳ, Linh Hồn Huyền Thoại... Dường như tất cả các nhà phát hành tại Việt Nam đều đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho thị trường gMO từ năm trước.

Trong khi đã xuất hiện nhà sản xuất Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế thì đã có nhiều nhà sản xuất quốc tế đã và đang không ngừng "tấn công" thị trường Việt Nam. Xu hướng hội nhập này là thách thức khiến những người làm game phải gồng mình, cũng là cơ hội để luôn bắt kịp xu hướng toàn cầu.

Phạm Hào
Gửi bình luận