Gia đình Intecom

Thị trường game Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 31,7%

07/09/2015 0

Theo số liệu từ Newzoo, thị trường game nước ta năm nay sẽ tiếp tục tăng trưởng cao. Trong khi đó, trị trường game mobile của Trung Quốc cũng được dự báo sẽ vượt kình địch Mỹ với mức doanh thu tới 5,5 tỷ USD.

Theo số liệu từ Newzoo, thị trường game nước ta năm nay sẽ tiếp tục tăng trưởng cao. Trong khi đó, trị trường game mobile của Trung Quốc cũng được dự báo sẽ vượt kình địch Mỹ với mức doanh thu tới 5,5 tỷ USD.

• Mất dần chỗ đứng trong lĩnh vực di động, game phát triển sang truyền hình trực tuyến
• Thị trường trên 5 tỷ USD của 4 nước tăng trưởng game mobile nhanh nhất thế giới
• Doanh nghiệp hiện đại không thể bỏ qua social media


Các con số thống kế mới nhất của Newzoo về thị trường game Việt Nam.

Thị trường game Việt Nam sẽ đạt mức doanh thu 217 triệu USD

Thị trường game của nước ta được dự đoán sẽ đạt mức doanh thu 217 triệu USD vào năm nay, tăng 31,7% so với năm ngoái, biến Việt Nam thành quốc gia lớn thứ 35 trên thế giới và đứng thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á về ngành công nghiệp trò chơi điện tử. 

Với 33,9 triệu game thủ trong số đó có 13,8 triệu sẵn sàng móc hầu bao ra chi trả cho các hoạt động diễn ra trong game, chiếm tỷ lệ 41%, tính trung bình mỗi game thủ Việt sẽ bỏ ra 15,76 USD (tương đương 350.000 đồng) mỗi năm để chơi game, thấp hơn mức bình quân 22,90 USD của khu vực. Theo dự đoán của các chuyên gia, tổng mức doanh thu của thị trường game Việt Nam sẽ tăng trưởng từ đây đến năm 2018 vào khoảng 28,1%, một con số khá ấn tượng.<Chi tiết>

Cảm xúc với các trò chơi điện tử có còn như xưa?

Cảm giác bấm nút lúc nào cũng "sướng" hơn chạm trên các màn hình cảm ứng, điều này dễ nhận thấy nhất sự khác biệt này khi chơi các game đối kháng. Với những "tượng đài" như các seri Street Fighter, King of Fighters hay Samurai Shodown làm dậy sóng giới game thủ "điện tử thùng" MAME thời trước.

Sự hấp dẫn của các tựa game này nằm ở những trận đánh đầy máu lửa, thậm chí người ta còn tổ chức sự kiện nhằm tạo cơ hội cho người chơi của các tựa game này giao đấu với nhau.

Thực tế những tựa game đối kháng trên smartphone hiện nay dường như chỉ cung cấp cho game thủ một lối chơi sắp đặt sẵn. Bạn sẽ không cần phải thao tác nhiều, không còn cần nhớ những combo dài dòng phức tạp, mọi thứ đều được "nhét" sẵn vào vài nút trên màn hình, bạn chỉ cần bấm, còn lại ra chiêu thế nào để nhân vật lo. Điều này có thể tạo sự đơn giản cho người chơi tuy nhiên lại không tạo được cảm giác thích thú, phấn khích và có khi hụt hẫng vì không bấm kịp.<Chi tiết>


Những tựa game truyền thống thời kỳ đầu vẫn ám ảnh gamer tới ngày nay.

Thị trường game mobile Trung Quốc vượt Mỹ đạt 5,5 tỷ USD

Bản bảo cáo mới của cơ sở nghiên cứu thị trường châu Á - Niko Partners cho biết, thị trường game smartphone và tablet Trung Quốc sẽ đem lại hơn 5,5 tỷ USD tính đến cuối năm 2015. Đó là một khoản lớn trong tổng số 30 tỷ USD doanh thu game mobile toàn cầu và cũng là con số đại diện cho tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 66% so với 3,3 tỷ USD mà người chơi Trung Quốc chi ra trong năm ngoái. Đương nhiên, điều này đã biến Trung Quốc trở thành thị trường game mobile có doanh thu vượt qua Mỹ.

Vấn đề với Trung Quốc chính là gần như không thể thành công mà không có một đối tác phát hành địa phương. Android là nền tảng phổ biến hơn iOS, nhưng Play Store của Google lại không hề có thành tích ấn tượng ở đây, bởi sự cạnh tranh của hàng trăm cửa hàng ứng dụng khác. Và các nhà phát triển cần một đối tác phát hành để tạo thỏa thuận đưa sản phẩm của mình vào trong những cửa hàng ứng dụng đó.

Khi nhà phát triển tìm được một nhà phát hành, họ buộc phải chia một khoản lớn doanh thu so với thường lệ ở phương Tây. Ví dụ ở Mỹ, một nhà phát triển mobile thường cắt 30% doanh thu cho Apple hoặc Google, nhưng ở Trung Quốc, họ sẽ phải cắt 30% cho nhà phát hành và 30% nữa cho nhà phân phối.

Một khó khăn nữa khiến nhiều nhà phát triển phải băn khoăn khi tiếp cận thị trường Trung Quốc chính là chỉ số ARPU (thu nhập trung bình mỗi người chơi). Con số 5,5 tỷ doanh thu từ game mobile là một niềm ước ao và là con số khổng lồ, nhưng nó được đóng góp bởi 420 triệu người chơi mobile, nhiều hơn gần 100 triệu so với toàn bộ dân số của Mỹ. Vì vậy, chỉ số ARPU ở Trung Quốc sẽ tương đối thấp, chỉ rơi vào khoảng 13,1 USD khi so sánh với nhiều quốc gia có doanh thu mobile cao khác trên thế giới.<Chi tiết>

Cuộc chơi mới cho marketing trên mạng xã hội

Khả năng xác định mục tiêu tốt có nghĩa là sự khác biệt giữa quảng cáo và thương mại điện tử đang dần mờ nhạt. Facebook, Twitter, Instagram và những nền tảng khác đang cung cấp quảng cáo với chức năng “mua ngay”, cho phép người dùng thực hiện mua bán ngay tại chỗ. Vẫn còn quá sớm để biết tiện ích này có được đón nhận hay không, nhưng các nền tảng xã hội đều hi vọng trong tương lai các nhà quảng cáo sẽ lựa chọn dịch vụ này để khiến người dùng chi nhiều hơn.

Để tận dụng hết khả năng xác định mục tiêu của truyền thông xã hội, các chiến dịch quảng cáo đang dần có nhiều thay đổi. Thay vì tạo một thông điệp chung chung để phát trên ti vi hay đài báo, các nhà quảng cáo sẽ tạo nhiều phiên bản trên cùng một chủ để, tùy chỉnh cho phù hợp với từng nhóm khách hàng tiềm năng.

Tính chất lặp đi lặp lại của marketing kỹ thuật số khiến cho hãng quảng cáo và công ty truyền thông phải làm rất nhiều việc. Tuy nhiên, các công ty sẽ phải cân nhắc giữa hiệu quả và chi phí khi sử dụng truyền thông xã hội, theo Pete Blackshaw từ Nestlé.

Dù sao thì truyền thông xã hội vẫn rất được lòng các nhà làm marketing, tuy nhiên ngành truyền thông xã hội vẫn còn non trẻ. Twitter trước đây thường là nơi lui tới của các nhà quảng cáo, nhưng những trục trặc trong quản lý gần đây đã là giảm tốc độ tăng người dùng.

Hiện tại, Facebook được xem là công cụ hiệu quả nhất: mạng xã hội này có lượng người dùng gấp 5 lần và doanh thu cao gấp 9 lần Twitter. Facebook cũng sở hữu những dịch vụ truyền thông xã hội đầy tiềm năng như Instagram và WhatsApp. Công ty này vừa cho ra mắt quảng cáo trên Instagram để thử phản ứng người dùng.

Kể cả nếu các nhà marketing có thể khai thác triệt để truyền thông xã hội mà không gặp khó khăn gì thì họ vẫn không thể dựa hoàn toàn vào nền tảng này. Ti vi vẫn đang phát triển và quảng cáo giấy thường tạo cảm giác uy tín cho thương hiệu. Và vì vậy, các nhà quảng cáo thực sự phải biết cách cân bằng và lựa chọn hợp lý.<Chi tiết>

PHẠM HÀO (tổng hợp)
Gửi bình luận