Gia đình Intecom

Mất dần chỗ đứng trong lĩnh vực di động, game phát triển sang truyền hình trực tuyến

31/08/2015 0

Một nhà phân tích vừa công bố số liệu cho thấy, người chơi đang dành ít thời gian hơn cho game mobile. Trong khi đó, xu hướng game truyền hình trực tuyến đang được đẩy mạnh tại Trung Quốc.

Một nhà phân tích vừa công bố số liệu cho thấy, người chơi đang dành ít thời gian hơn cho game mobile. Trong khi đó, xu hướng game truyền hình trực tuyến đang được đẩy mạnh tại Trung Quốc.

• Thị trường trên 5 tỷ USD của 4 nước tăng trưởng game mobile nhanh nhất thế giới
• Windows Phone - Mảnh đất cằn cỗi hay màu mỡ?
• Thành tựu hơn 6 tỷ USD của thị trường game mobile Nhật Bản


Tổng giá trị thị trường game năm nay dự kiến đạt 74,2 tỷ USD.

Châu Á - Thị trường game lớn nhất thế giới trong tương lai gần

Theo dự tính năm 2015, Bắc Mỹ vẫn sẽ dẫn đầu thị trường game toàn cầu với tổng giá trị 23,6 tỷ USD. Thị trường Châu Á đã áp sát rất gần với 23,1 tỷ USD, và với đà tăng trưởng như hiện nay, Châu Á sẽ sớm vượt qua Bắc Mỹ để trở thành thị trường game lớn nhất thế giới. Điều này sẽ tạo vị thế thuận lợi hơn cho các nhà phát hành Châu Á khi tìm kiếm cơ hội phát triển tại phương Tây, đồng thời buộc các công ty game phương Tây tạo ra chiến lược riêng cho thị trường Châu Á.

Tổng lợi nhuận giải trí tại Mỹ đã tăng từ 79 tỷ USD (1985) lên tới 200 tỷ USD (2015). Xuất bản in (báo giấy, tạp chí) đã chứng kiến sự suy giảm rõ rệt nhất về tổng cổ phần thị trường, từ 44% (1985) xuống còn 19% (2015). Những hình thức giải trí truyền thống như âm nhạc và rạp chiếu phim vẫn duy trì cổ phần thị trường của mình ở mức quanh 5% xuyên suốt thời kỳ. Trong khi đó truyền hình cáp đã tăng hơn gấp đôi và giờ chiếm 29% tổng lợi nhuận thị trường với dự tính 57 tỷ USD trong năm 2015.

Dự tính năm 2015, game sẽ chiếm 13% tổng lợi nhuận tại thị trường giải trí Mỹ. Là hạng mục lớn thứ 3 tại Mỹ, giải trí tương tác đạt tổng giá trị dự tính 25 tỷ USD trong năm 2015, năm 1985 con số này chỉ là 4,4 tỷ USD. Sở thích của người tiêu dùng đã thay đổi, và video game trở thành hạng mục ngày càng phổ biến, thúc đẩy nó phát triển mạnh và chỉ đứng sau phát sóng và truyền hình cáp.<Chi tiết>

Game đang mất dần chỗ đứng trong lĩnh vực di động

Theo công ty phân tích Flurry, trực thuộc Yahoo, số liệu gần đây cho thấy người chơi đã dành ít thời gian hơn cho game mobile trong năm 2015 so với năm 2014. Tính đến năm ngoái, việc chơi game vẫn chiếm 32% trong tổng số thời gian người dùng sử dụng các phương tiện mobile. Nhưng con số này đã tụt xuống còn 15% trong năm nay. Từ 52 phút/ngày giảm hẳn 37% xuống còn 33 phút/ngày. Có nhiều lý do cho sự sụt giảm này nhưng công ty Flurry hướng mũi tên của họ vào sự phát triển của các công nghệ mới và chính bản chất của game mobile.<Chi tiết>


Số liệu nghiên cứu của Flurry vừa công bố.

Trung Quốc đẩy mạnh phát triển thị trường game truyền hình trực tuyến

Chúng ta có thể thấy 6 vấn đề cơ bản trong khi tiến hành một show truyền hình game: chiến lược kinh doanh, tài nguyên con người, sản phẩm chất lượng, nguồn vốn đầu tư, phối hợp truyền thông, tương tác trực tuyến,… Việc đồng điệu các vấn đề này có thể xem rất quan trọng, giả sử khi không tương tác người chơi không chuẩn xác, đường truyền mạng có vấn đề cũng gây nên phản ứng tiêu cực, quay lưng lại với chương trình.

Tuy vậy, thị trường gameshow truyền hình cực kỳ lớn với hiệu quả truyền thông cực kỳ cao. Tỉ suất quảng cáo đi kèm cùng tỉ lệ quan tâm của người xem với tựa game thực sự rất xứng đáng với chi phí đầu tư bỏ ra. Hiện tại có lẽ gameshow truyền hình trực tuyến chỉ cần một ngọn lửa là có thể bùng lên sức sống truyền thông giải trí mới.<Chi tiết>

Dự báo 4 tỷ USD doanh số thương mại điện tử Việt 2015

Dự báo đến năm 2020, thị trường thương mại điện tử đối với B2C sẽ tăng 25%/năm, đạt 10 tỷ USD; giá trị mua sắm online đạt 400 USD/người; có 60% doanh nghiệp online, 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hoặc nhận đơn hàng online; thương mại điện tử trên di động (m-Commerce) phát triển mạnh; hạ tầng logistics, thanh toán online tại Việt Nam sẽ được hoàn thiện.<Chi tiết>

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang 'ngược chiều' với thế giới

"Trong khi các quốc gia phát triển ngày càng chú trọng vào ứng dụng thương mại điện tử thì Việt Nam lại làm ngược lại, phát triển các giải pháp offline cùng với online để đáp ứng nhu cầu khách hàng", ông Dũng nhận định.

Ông Huỳnh Lâm Hồ - Giám đốc Haravan khẳng định, Liên minh TMĐT sẽ giúp giải quyết những trăn trở của khách hàng, tức người kinh doanh trực tuyến. "Khi mà những nhà cung cấp dịch vụ sẵn sàng giúp hoàn thiện mô hình TMĐT thì khách hàng sẽ đón nhận phương thức kinh doanh này một cách dễ dàng", ông Hồ nhấn mạnh.<Chi tiết>

PHẠM HÀO (tổng hợp)
Gửi bình luận