Gia đình Intecom

Sự sống còn của 4G nằm ở dịch vụ nội dung số

26/10/2015 0

4G được dùng với tiêu chuẩn cao hơn, do đó ngành công nghiệp nội dung số phải đáp ứng đầy đủ các dịch vụ như truyền hình trên internet, xem phim độ phân giải cao, dịch vụ BigData...

4G được dùng với tiêu chuẩn cao hơn, do đó ngành công nghiệp nội dung số phải đáp ứng đầy đủ các dịch vụ như truyền hình trên internet, xem phim độ phân giải cao, dịch vụ BigData... 

• Trung Quốc dẫn đầu thị trường game toàn cầu, Thái Lan dẫn đầu thị trường game khu vực
• Game Việt đang quanh quẩn trong vũng tù
• Thị trường thương mại điện tử 10,5 tỷ USD vào năm 2020 của Việt Nam


Công nghệ 4G phát triển giúp tăng tốc ngành công nghiệp nội dung số.

Sự sống còn của 4G nằm ở dịch vụ nội dung số

3G chỉ giải quyết chuyện kết nối Internet, còn 4G sẽ giải quyết hệ sinh thái truyền thông. Do đó, phải có hệ sinh thái đủ mạnh mới có thể nói chuyện 4G thành công hay không. Sự ra đời của 4G sẽ xóa nhòa khoảng cách của truyền dẫn cáp quang và không dây, chỉ còn khái niệm truyền dẫn tốc độ cao để cung cấp nội dung cho người dùng. Tương lai của truyền hình là 4K rồi 8K, tương tự như 3G rồi 4G. Vì thế, việc chuẩn bị nội dung là vấn đề quyết định đến tương lai cho sự phát triển của 4G tại Việt Nam.<Chi tiết>

Phân tích chi tiết về đối tượng người tiêu dùng eSports

Newzoo đã đưa ra dự đoán rằng lợi nhuận Esports sẽ đạt mức 2,2 USD trên mỗi người hoạt động tích cực hàng năm. Tới năm 2018, rất có thể con số này sẽ tăng hơn gấp đôi lên 4,63 USD/fan /năm. Electronic Entertainment Design and Research (hay EEDAR) đã tung ra bản báo cáo thú vị, rút ra từ kết luận khảo sát thói quen của 2.000 người xem eSports và so sánh họ với tầng lớp tham gia thi đấu.<Chi tiết>


Trích thống kê trong bản báo cáo của EEDAR.

Một số giải pháp điều hành thương mại điện tử Việt Nam

Hiện nay là chỉ có khoảng hơn 60% tổng số các doanh nghiệp trong nước là có website đang hoạt động và chỉ hơn 50% trong số những website này là có tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến. Thói quen và niềm tin mua bán hàng trên mạng cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến đã trở thành thách thức chính khiến TMĐT ở Việt Nam vẫn chưa như kỳ vọng. Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển TMĐT ở Việt Nam cần phải thực thi 6 giải pháp đồng bộ.<Chi tiết>

Cuộc chiến thương mại điện tử của những “gã nhà giàu”

Lazada chiếm 36% thị phần, một con số áp đảo so với nhiều doanh nghiệp khác. Tăng trưởng doanh thu trong năm vừa qua của Lazada đạt con số đáng mơ ước - 200%. Zalora, một trang web mua sắm thời trang trực tuyến hàng đầu của Việt Nam cũng “hạ gục” người tiêu dùng bởi thiết kế giao diện hết sức chuyên nghiệp và sáng tạo.

Tại Việt Nam, những chính sách phát triển và quản lý hoạt động TMĐT vẫn chưa hoàn thiện. Doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này đang mong chờ một hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ từ phía các cơ quan Nhà nước cũng như nhiều chương trình xúc tiến thương mại trực tuyến nhằm mang lại “cú hích” cho sự phát triển.

Tuy nhiên, ngay bản thân các doanh nghiệp cũng đang gặp vô số vấn đề về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay các rủi ro trong giao dịch trực tuyến, bảo mật thông tin, lừa đảo, gian lận… Kể cả những “gã nhà giàu” như Lazada hay Zalora cũng đều đã “dính” những “hạt sạn” khi khách hàng phản ánh chất lượng sản phẩm không tốt, hay tố “lừa đảo”.<Chi tiết>

PHẠM HÀO (tổng hợp)
Gửi bình luận