Ngành bán lẻ, thương mại điện tử là đối tượng "dội bom" email nhiều nhất
Ngày 30/9, IBM Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu của hãng trong năm 2015 về hiệu quả hoạt động marketing qua kênh thư điện tử (2015 Email Marketing Metrics Benchmark Study), phân tích các xu hướng marketing qua kênh email của 3.000 thương hiệu toàn cầu đại diện cho 40 quốc gia và nhiều ngành kinh tế.
Các thương hiệu hàng đầu trong ngành du lịch đạt được tỉ lệ người dùng mở email lên tới 50%, gấp hơn 10 lần so với các thương hiệu khác cùng ngành. Các thương hiệu về du lịch có tỷ lệ nhấp chuột mở link cao nhất trong tất cả các ngành, với hơn 15%.
Các thương hiệu ở Châu Á-Thái Bình Dương tỏ ra vượt trội so với các đối thủ ở Bắc Mỹ và Châu Âu trong hầu hết các tiêu chuẩn đánh giá, thậm chí có những thương hiệu đạt được 50% lượng người dùng mở email ra đọc. Thực tế cho thấy các nhà marketing tại khu vực này đã nắm bắt kịp thời sự bùng nổ của marketing kỹ thuật số.
"Email vẫn là một trong những cách hiệu quả nhất để các thương hiệu tương tác với người tiêu dùng, nếu như doanh nghiệp biết cách tận dụng trong tương quan chặt chẽ với trải nghiệm của khách hàng”, bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Giám đốc quốc gia phụ trách Marketing của IBM Việt Nam nói.<
Chi tiết>
Thị trường PC chơi game tiếp tục tăng trưởng ấn tượng
Theo thống kê Thị trường mới nhất, trong năm ngoái, thị trường pc chơi game đã thu về 21,5 tỷ USD. Doanh thu này giúp thị trường PC chơi game có quy mô lớn gấp đôi so với thị trường console. Thành công này có được không gì khác hơn chính là nhờ sức mạnh đáng nể mà nền tảng PC có thể đạt đến, giúp người chơi có được những trải nghiệm game với đồ họa tuyệt vời nhất mà các nhà làm game có thể truyền tải.
Thống kê này đồng thời cũng đưa ra dự đoán vào năm 2017, doanh thu của thị trường PC chơi game sẽ đạt đến 23,7 tỷ USD. Trong đó, có 6,15 tỷ USD đến từ mảng PC phổ thông; 6,88 tỷ USD đến từ mảng PC trung cấp. Trong khi đó, mảng PC cao cấp sẽ đóng góp đến 10,616 tỷ USD.
Phân chia doanh thu của thị trường PC chơi game vào năm 2017 theo cấp độ phần cứng.
Bên cạnh yếu tố sức mạnh, tính đa dụng vốn có của PC cũng là yếu tố được đề cập bởi hiện tại, bên cạnh việc chơi game thuần túy, game thủ còn thực hiện nhiều công việc khác liên quan đến game như stream game, thu và chỉnh sửa clip chơi game,... - những công việc mà PC là nền tảng lý tưởng nhất để thực hiện.<
Chi tiết>
Hàn Quốc lo sợ sự bành trướng của các công ty game Trung Quốc
Gần đây, nghị sĩ Kim Hak-Yong của Hàn Quốc chia sẻ, các doanh nghiệp game Trung Quốc đang áp dụng chính sách "tằm ăn rỗi" để từ từ thống trị thị trường game Hàn Quốc, trong khi Hàn Quốc chưa có bất kỳ động thái đối phó nào. Ông kêu gọi chính phủ Hàn Quốc cần đưa ra sách lược ứng phó, tại buổi họp ngày 14.9 quốc hội vừa qua.
Ông Kim chỉ ra, năm 2007 Tencent đạt được quyền vận hành game Cross Fire (Đột Kích) do Hàn Quốc sản xuất, thu lại lợi nhuận 2,7 tỷ USD (tại Trung Quốc) trong năm 2014. Sau đó công ty này sử dụng khoản tiền này đầu tư ngược lại các công ty Hàn Quốc, từng bước thực hiện chính sách "tằm ăn rỗi" (ăn nhanh và rất khỏe, có bao nhiêu "hốt" hết bấy nhiêu). Ông yêu cầu Bộ văn hóa Hàn Quốc chuẩn bị sách lược ứng phó với những diễn biến như thế này.
Ban đầu Hàn Quốc xem các công ty game Trung Quốc là đối tác tốt để tấn công vào thị trường béo bở này. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đang ngày càng bành trướng với tốc độ chóng mặt. Điển hình là gã khổng lồ Tencent đã mua lại công ty game Mỹ Riot Games, cùng 14% cổ phần của KakaoTalk (dịch vụ tin nhắn di động OTT rất thành công tại Hàn Quốc). Điều này làm dấy lên lo ngại các công ty game nói riêng và cả ngành công nghiệp game Hàn Quốc nói chung sẽ dần phụ thuộc vào các "đại gia" Trung Quốc.<
Chi tiết>
PHẠM HÀO (tổng hợp)