Gia đình Intecom

Các "ông lớn" tiếp tục nhảy mạnh vào thị trường game mobile

21/09/2015 0

Các nhà sản xuất game mobile Trung Quốc đang chinh phục thành công thị trường Hàn Quốc, trong khi Tencent vẫn làm mưa làm gió tại nước họ. Hai hãng lớn khác là Konami và Nintendo cũng "rủ nhau" đi làm game mobile. Còn tại Việt Nam, các nhà sản xuất game trong nước dường như vẫn "bỏ quên" thị trường của mình.

Các nhà sản xuất game mobile Trung Quốc đang chinh phục thành công thị trường Hàn Quốc, trong khi Tencent vẫn làm mưa làm gió tại nước họ. Hai hãng lớn khác là Konami và Nintendo cũng "rủ nhau" đi làm game mobile. Còn tại Việt Nam, các nhà sản xuất game trong nước dường như vẫn "bỏ quên" thị trường của mình.

• Game PC sẽ chạm mốc 29 tỷ USD - Phát triển thương mại điện tử địa phương
• Thị trường game Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 31,7%
• Mất dần chỗ đứng trong lĩnh vực di động, game phát triển sang truyền hình trực tuyến


Những con số ấn tượng của game mobile Trung Quốc tại Hàn Quốc.

Game mobile Trung Quốc "tung hoành" ở thị trường Hàn Quốc

Họ đã thay đổi chiến lược và trở nên mạnh bạo hơn, bắt đầu sử dụng phương thức “mượn vỏ” hoặc trực tiếp thu mua lại những công ty Hàn Quốc… Đồng thời, họ cũng tích cực tranh đoạt những IP có giá trị, ảnh hưởng quốc tế ngay trên đất Hàn Quốc.

Trong top 50 game dẫn đầu, những game mobile có nguồn gốc Trung Quốc trong tháng 6/2014 mới chỉ chiếm 10%, nhưng tới tháng 6/2015 đã chiếm được 25%, gia tăng đáng kể chỉ trong 1 năm.<Chi tiết>

Game mobile Việt Nam: Thị trường nghìn tỷ bị “bỏ quên”

Gần 1.000 tỷ đồng là tổng doanh thu thị trường game mobile Việt Nam năm 2014. Đến 2017, con số này được dự báo là tăng ít nhất gấp đôi. Tuy nhiên, phần lớn dòng tiền này đang chảy vào túi các nhà phát triển game mobile nước ngoài.

Theo một báo cáo đầu năm 2014, hơn 90% game online tại thị trường Việt Nam được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang gần như tập trung toàn lực vào phát hành game nước ngoài thay vì sản xuất và phát hành game trong nước.<Chi tiết>


Dự án Pokemon Go của Nintendo dự kiến ra mắt năm sau.

Konami và Nintendo chuyển hướng sang game mobile

Câu trả lời của Konami đã quá rõ ràng trong thời gian gần đây: Từ bỏ hệ game console, và bắt đầu tập trung vào mảng di động. Điều này đồng nghĩa với việc những dòng game chất lượng cao của Konami có thể sẽ không còn được phát triển tiếp nữa. 

Quyết định trên của Konami như một gáo nước lạnh đổ vào đầu người hâm mộ lâu năm nhất của hãng, nhưng suy xét lại, đây được xem là quyết định sáng suốt nhất, thị trường giải trí ngày càng chuyển hướng sang xu thế di động và gọn nhẹ, nếu không nhanh chóng thay đổi, chắc chắn ông lớn này sẽ sụp đổ nhưng những tên tuổi đã ra đi khác.

Nintendo cũng đã quyết định hợp tác với DeNA, một tập đoàn chuyên kinh doanh game mobile của Nhật Bản cùng với sự xuất hiện của Pokémon Go sau đó chính là thể hiện cho sự quyết tâm đầu tư vào thị trường game dành cho thiết bị di động này.<Chi tiết> và <Xem thêm>

Báo cáo thị trường game Android Trung Quốc

Chợ ứng dụng 360 đã và đang độc chiếm vị trí số 1, điều này có sự liên kết mật thiết với khả năng phân bố các game mới. Để khuấy động thị trường, thúc đẩy sự ra đời các sản phẩm game đặc sắc, chợ ứng dụng 360 còn bắt đầu dự án “Tìm game hay Trung Quốc”. Dự án này đã có hàng chục game đăng kí, 6 game đã ra mắt, lượng người dùng đạt trên 2 triệu. Ngoài ra, trung tâm phát triển di động 360 khởi động “kế hoạch Venus”, tăng cường hỗ trợ cho CP, cung cấp dịch vụ test cho hàng nghìn game mới, tăng xếp hạng cho nhiều game.<Chi tiết>


Bảng xếp hạng doanh thu game trên iOS tại Mỹ.

Bảng xếp hạng doanh thu game hàng tháng tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc

Trong Top 20 game mobile iOS ở Mỹ, các game casino thắng lớn. Trong khi Top 20 game mobile iOS ở châu Âu, PAC-MAN 256 lên ngôi vua. Còng trong Top 20 game mobile iOS ở Trung Quốc, Tencent nắm trong tay gần nửa bảng xếp hạng.<Chi tiết>

Tăng cường quản lý thương mại điện tử trên thiết bị di động

Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội hiện có 120.111 tên miền Việt Nam và 106.590 tên miền quốc tế. Doanh thu thương mại điện tử trên địa bàn Hà Nội năm 2014 đạt 19.404 tỷ đồng, dự kiến năm 2015 này sẽ đạt 24.708 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, cùng với sự phát triển, hoạt động thương mại điện tử cũng xuất hiện nhiều hành vi gian lận, giả mạo, lừa đảo, các vấn đề về bảo mật, an toàn thông tin cá nhân, quảng cáo sai sự thật, chất lượng hàng hóa không bảo đảm, vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng… Do đó, vấn đề quản lý thương mại điện tử trên nền tảng di động tại đang đặt ra không ít thách thức cho cơ quan quản lý.<Chi tiết>

Thị trường logistics đón "sóng" thương mại điện tử

Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư, Bộ Công Thương, hiện nay, tại Việt Nam có hơn 1.200 DN cung cấp dịch vụ logistics, chủ yếu tập trung tại TP.HCM và Hà Nội. Trong số đó, khoảng 900 DN là đại lý vận tải (khoảng 70% là DN vừa và nhỏ). Hiện đang có 25 DN logistics đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam nhưng các DN này nắm giữ 70 - 80% thị phần của ngành.

Các DN cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam chủ yếu làm đại lý, hoặc đảm nhận từng công đoạn như nhà thầu phụ trong dây chuyển logistics cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài. Thị trường logistics Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng với tốc độ phát triển đạt 16 - 20%/năm. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành logistics còn thấp, chi phí còn cao. Điểm đặc biệt là thị trường vận tải logistics của Việt Nam còn nhiều phân mảnh, với 92%/700.000 xe tải đăng ký kinh doanh vận tải thuộc về các chủ xe cá thể.<Chi tiết>

PHẠM HÀO (tổng hợp)
Gửi bình luận