28/06/2016 0
Tất cả mọi người đều chỉ có 24 giờ mỗi ngày để sống và làm việc, nhưng công việc của một số người thì hiệu quả, đạt hiệu suất cao, một số người thì không. Vậy điều gì đã giúp một số người luôn đạt được những hiệu suất cao trong công việc của mình?
Tất cả mọi người đều chỉ có 24 giờ mỗi ngày để sống và làm việc, nhưng công việc của một số người thì hiệu quả, đạt hiệu suất cao, một số người thì không. Vậy điều gì đã giúp một số người luôn đạt được những hiệu suất cao trong công việc của mình?
Thời gian làm việc nhiều hay ít không phải là thước đo cho sự hiệu quả trong công việc, mà chính là những gì bạn đạt được trong khoảng thời gian đó. Một số thói quen dưới đây đã giúp nhiều người luôn đạt được hiệu quả cao trong công việc, bạn cũng có thể làm được điều đó nếu như sở hữu cho mình những thói quen tương tự
Luôn luôn có một danh sách liệt kê công việc
Thói quen truyền thống này tới từ suy nghĩ sợ mình sẽ quên một thứ gì đó cần làm. Chính việc viết ra một danh sách mỗi ngày về những điều mình cần thực hiện sẽ giúp bạn không bao giờ để mất sự chủ động trong công việc của mình.
Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ chia sẻ từ những người làm việc hiệu quả, đó là bạn nên phân thứ hạng công việc theo thang thứ tự ưu tiên chứ không nên dựa vào deadline hay các yếu tố tương tự.
Một ngày làm việc của bạn trôi qua cũng giống như một hệ thống dây chuyền. Sẽ có một vài chỗ trong hệ thống chạy đôi lúc chậm hơn so với tất cả, việc của bạn là xác định thật rõ vì sao và chỗ nào bị chậm hơn dẫn đến chậm tất cả hệ thống.
Đó có thể là một thói quen xấu, có thể là một vài vướng mắc trong công việc chưa được giải quyết ổn thỏa, bất kể điều gì khiến công việc bị chậm thì đều cần phải xác định rõ để cải thiện từng bước.
Để làm việc hiệu quả, mỗi người nên chỉ kiêm nghiệm một nhiệm vụ duy nhất trong một khoảng thời gian cụ thể. Hãy thử phân rõ mình sẽ làm gì ở khoảng thời gian nào, sau đó tập trung 100% sức lực trong khoảng thời gian đó để xử lý các đầu việc cần thiết.
Việc này để tránh hoàn toàn đi sự xao lãng đối với người bận rộn và kiêm nghiệm nhiều trách nhiệm. Khi đã hoàn thành một việc nào đó, bạn có thể cho phép bản thân nghỉ ngơi một chút và làm các công việc còn lại sau đó.
Không cần luôn cố gắng để hoàn mỹ
Dựa vào danh sách công việc bạn soạn, hãy xác định các công việc nào bạn cần phải hoàn thiện một cách tỉ mỉ, các công việc nào chỉ cần đạt mức chấp nhận được. Không nhất thiết bạn phải luôn hoàn hảo trong tất cả các công việc từ quan trọng tới không quan trọng.
Nếu trong trường hợp có nhiều công việc không quá quan trọng, hãy hoàn thành ở mức chấp nhận được và sớm chuyển tập trung cho những thứ thực sự quan trọng.
Xác định rõ các mục tiêu cần đạt
Bất kể đó là lý do gì, trong cuộc sống hay trong công việc, bạn cũng cần phải xác định thật rõ. Những mục tiêu đó cần thực tế và phải khả thi, vì chúng không chỉ đóng vai trò như một tấm bản đồ dẫn dắt bạn trong công việc, mà còn đóng vai trò là động lực thúc đẩy bạn tiến lên không ngừng.
Biết chính xác vì sao mình làm công việc nào đó, giúp bạn luôn đảm bảo mình thực sự tập trung vào những gì cần đạt được và những gì quan trọng với bạn.
Dám đón nhận những chỉ trích
Có một câu nó là “sự thật thì mất lòng”, nếu như bạn đã thực sự làm không tốt một điều gì đó, đừng đổ lỗi mà hãy đón nhận nó như một lời khuyên để cải thiện chính mình.
Chí ít, khi ai đó đã bỏ thời gian quý báu để nói chuyện với bạn về những điều bạn chưa thực sự làm tốt thì hãy lắng nghe và chắt lọc, đó cũng là một cách khả dĩ để bạn hoàn thiện bản thân, giúp công việc trở nên hiệu quả hơn.
Có những thói quen trên đây không thể đảm bảo chắc chắn bạn sẽ thành công, tuy nhiên chúng cũng mang lại cho bạn một nền tảng để bạn hoàn thành tốt các công việc của mình, bất kể đó là công việc gì. Vì thói quen sẽ tạo nên tính cách, tính cách sẽ làm nên số phận của bạn, số phận của bạn được quyết định ngày hôm nay thói quen của bạn là gì.
http://namplus.vn - Cẩm nang sống cho đàn ông công sở hiện đại.
NHUNG KHUNIE